TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ẤN ĐỘ- NEPAL

VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT

Du lịch hành hương

  • Đản sanh Ca Tỳ La
  • Thành Đạo Ma Kiệt Đà
  • Thuyết pháp Ba La Nại
  • Nhập diêt Câu Thi Na

UPDATE

Lịch khởi hành tour

Hành trình 6 ngày 5 đêm

  • Ngày 10/11/ 2024
Đăng ký ngay chương trình Về Miền Đất Phật Ấn Độ
  CHARTER VIETJET BAY THẲNG VARANASI

Liên hệ hotline :

0983 820 303

0918290015

TP. HCM VIET NAM
11: 45 PM

Sáng

HDV đón Quý Phật tử tại cột số 3 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 05:00 , làm thủ tục 07:00 khởi hành chuyến bay đến Varanasi ( đoàn ăn sáng trên máy bay). 

Sân bay Tân Sơn Nhất

Ngày 1: Tp. Hồ Chí Minh- Varanasi

Lịch trình: TP.HCM – VARANASI -SRAVASTI - VAISHALI
                    – RAJGIR -BODHGAYA - TP HCM
Đoàn đến Varanasi lúc 10:30 làm thủ tục nhập cảnh.
TRƯA: Đoàn dùng bữa trưa, nghỉ ngơi, bắt đầu tham quan:

Varanasi

Trưa

Trưa
VARANASI, INDIA
Varanasi ngày xưa tên là Ba La Nại, là một thành phố cổ xuất hiện khoảng 3000 năm trước công nguyên , nơi sản xuất các mặt hàng tơ lụa nổi tiếng từ thời Đức Phật còn tại thế,
Viếng bái Vườn Lộc Uyển - Vườn Nai, nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần như, cũng là nơi hình thành tam bảo : Phật, Pháp, Tăng . Kinh hành quanh cổ tháp Dhamekh- nơi Đức Phật chuyển pháp luân

Trụ đá Asoka

Nơi thuyết pháp bài kinh chuyển pháp luân 

01

Hương thất

Nơi hình thành tam bảo: Phật, Pháp, Tăng

03

Hương Thất Phật

Nơi Đức Phật an trú
mùa an cư kiết hạ đầu tiên 

02

Tháp Dhamekh

Tháp được xây dựng bởi vua Ashoka vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên.

04

Một trong những phế tích nổi bật trong khu di tích Sarnath là ngôi chùa cổ Mulagandhakuti, được cho là ngôi chùa đã dựng trên nền am thất nơi Đức Phật an trú mùa mưa đầu tiên khi người thành đạo. Ngôi chùa chỉ còn là một phế tích với những bức tường được trang trí với những hoa văn thời Gupta. 

VƯỜN LỘC UYỂN THUYẾT PHÁP

BẢO TÀNG SARNATH

Nơi trưng bày các cổ vật và di tích khảo cổ rất có giá trị về đạo Phật, cách đây hơn 2,500 năm đạo Phật Hoằng Pháp và Phát triển trên Đất Phật

01.

Hình ảnh bánh xe pháp đầu tiên

03.

Tượng Phật đẹp nhất hành tinh

Hình trụ đá còn sót lại nguyên vẹn duy nhất của vua Asoka
Được xây dựng vào năm 1931 do ngài Dharmapala và đệ tử của ngài.
Trong tu viện có bộ sưu tập tuyệt vời gồm những bức tranh tường đầy màu sắc mô tả cuộc đời và giáo lý của Đức Phật. Đây đều là tác phẩm của vị danh họa người Nhật Kosetsu Nosu.

Kinh chuyển pháp luân
 Tiếng Việt

Hình ảnh bánh xe pháp đầu tiên

02.

Tượng đá sư tử của vua Asoka

04.

Nơi lưu giữ nhiều hiện vật đặc biệt là quốc bảo của đất nước Ấn Độ như : 

CHÙA SRILANKA

Lễ đội xá lợi
răng Phật

NGÀY 2: VARANASI - SRAVASTI

Sáng: Đoàn khởi hành đi tham quan ngắm bình minh trên Sông Hằng. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ quanh năm tuyết phủ, Người theo đạo Hindu tin rằng dòng sông là chốn thiêng liêng và hàng ngày từng dòng người hành hương vẫn đổ về thành phố Varanasi (một trong những nơi linh thiêng nhất của Ấn Độ Giáo) với mong muốn rửa sạch những tội lỗi của họ nơi hồng trần. Nơi đây có đủ hình ảnh về Sanh – Già – Bệnh – Chết

Tối: Đến Sravasti đoàn ăn tối, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi. Nghỉ đêm tại Sravasti

Tháp Chaukhandi
Nơi Đức Phật gặp lại 5 anh em Kiều Trần Như sau khi thành đạo
Nơi 2 chữ Như Lai và Đạo Hữu lần đầu tiên được sử dụng
02
❖ Chợ Godowlia 
chợ trải dài khoảng 3 km. Tản bộ xuống con phố hẹp với các quầy hàng bán tất cả các loại hàng hóa.
05
Sông Hằng
ngắm bình minh trên sông Hằng và tìm hiểu cuộc sống xung quanh, ( các nhà thiêu xác người, tắm nước sông Hằng để tẩy trần)
01
03
Chùa Tây Tạng

Viếng thăm chùa
❖ Đền Kashi Vishwanath 
Một trong những ngôi đền cổ nhất ở Ấn Độ
04

THÁP TAO NGỘ

Tháp Tao Ngộ còn có tên là Tháp Chaukhandi tại Sarnath, bang Uttar Pradesh là một tòa tháp bằng gạch được dựng trên một gò đất cao thuộc về thời kỳ Gupta. Bảo tháp này ban đầu được xây dựng như một ngôi đền bậc thang, biểu thị cuộc gặp gỡ của Đức Phật Thích Ca với những đệ tử đầu tiên trên hành trình từ Bodh Gaya đến Sarnath. Sau đó vào thế kỷ 16, một tòa tháp hình bát giác được xây dựng thêm trên cấu trúc bậc thang để kỷ niệm chuyến thăm tháp của Humayun – vị hoàng đế thứ 2 của đế chế Mughal. Sau khi gặp năm người bạn đồng tu tại Chaukhandi, Đức Phật đã dẫn họ tới một nơi gần đó và thuyết pháp.
Nơi đây lần đầu tiên Đức Phật dùng 2 chữ Như Lai và Đạo Hữu
❖ Về hotel, buổi tối tự do tham quan thành phố cổ Varanasi
  •  

❖ Đền Kashi Vishwanath 

    ❖ Đền Kashi Vishwanath – Một trong những ngôi đền cổ nhất ở Ấn Độ. Nằm cách Varanasi khoảng 5,3 km, đền Kashi Vishwanath là một trong những ngôi đền linh thiêng và lâu đời nhất trong cả nước. Ngôi đền lộng lẫy này thu hút những tín đồ của vị thần Hindu, Chúa Shiva. Ngôi đền có mái vòm và ngọn tháp được xây dựng trang nhã bằng vàng nguyên chất. Khi bạn từ từ bước vào sảnh chính của ngôi đền, bạn sẽ được chào đón bởi những điện thờ nhỏ của các vị thần Hindu. Ở trung tâm của hội trường, tác phẩm điêu khắc bằng đá tráng lệ của Chúa Shiva đứng sừng sững trên một bệ bạc, khiến nó trở thành trung tâm thu hút chính 

❖ Chợ Godowlia 

❖ Chợ Godowlia – Trải nghiệm mua sắm thú vị
Hãy thực hiện một chuyến đi đến chợ Godowlia được yêu thích, điểm dừng chân nổi tiếng của những người nghiện mua sắm. Nằm trong khu vực đền Kashi Vishwanath, chợ trải dài khoảng 3 km. Tản bộ xuống con phố hẹp với các quầy hàng và cửa hàng của những người bán hàng bán tất cả các loại hàng hóa.
Ngay từ đồ gia dụng, hàng tạp hóa và đồ thêu lụa, bạn có thể tìm thấy gần như mọi thứ ở đây. Bạn có thể mua tác phẩm Zari, đồ chạm khắc bằng gỗ, thảm Bhadohi và thậm chí cả những sản phẩm chất lượng cao với mức giá phải chăng tại chợ Godowlia. Bạn cũng có thể tìm thấy những món đồ thủ công tinh xảo, đồ trang trí nhà cửa, giày dép, đồ trang sức, khăn choàng, chuỗi hạt và vòng tay để mang về làm quà lưu niệm cho gia đình và bạn bè tại địa điểm du lịch Varanasi này.
 
Sáng: Quý đoàn dậy sớm làm thủ tục trả phòng khách sạn và di chuyển chiêm bái và đảnh lễ:
Tháp Trà Tỳ – Nơi làm lễ Trà tỳ Kim Thân của Đức Phật và Xá Lợi được chia thành 08 phần bằng nhau cho 8 quốc gia mộ đạo.
Đền Đại Niết Bàn nơi cách đây hơn 2554 năm khi Đức Phật nhập diệt, được xây tại thánh tích Câu Thi Na để tôn thờ xá lợi của Đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi Đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt.
Quý khách cùng làm lễ Đắp Y Phật tại đây

NGÀY 3: VARANASI- KUSHINAGAR

THÁP TRÀ TỲ
Nơi là lễ hỏa thiêu nhục thân Đức Phật
Kế cận có tám tháp nhỏ tượng trưng cho tám quốc gia và bộ tộc của đại nước Ấn Độ được đón nhận xá lợi Phật từ thuở xa xưa
PHẬT TƯỢNG NIẾT BÀN
Dài hơn 6m, đặt trên một bệ đá nguyên khối hình chữ nhật, cao cách nền 0,5m, chung quanh có lớp lan can kính để ngăn cách mọi người khi đi quanh chiêm bái. 
ĐỀN ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Bảo tháp cao khoảng 45m, hình khối tròn, đường kính 8m, mái vòm có đỉnh nhọn và trên đỉnh là khối trụ vuông cao khoảng 0,5m; thân tháp chung quanh xây kín không có cửa vào.
Theo lịch sử Phật giáo: Ngài nhập diệt vào đêm ngày rằm tháng hai âm lịch, trên tấm y được ngài A Nan giăng thành võng giữa hai cây Sala già cỗi; sau đó Ngài được các đệ tử tổ chức tẩm liệm thân xác Phật, nhưng phải chờ đến bảy ngày sau để ngài Ca Diếp kịp về dự tang lễ. Kim quan của Ngài được đưa lên tháp Trà Tỳ, đặt trên dàn cũi bằng gỗ trầm hương và thực hiện lễ hỏa táng theo nghi thức “Chuyển luân Thánh Vương” (tức “Vị Vua Thánh trên tất cả các vị Vua Thánh”). Tại đây, ngài Ca Diếp là người trực tiếp châm ngọn lửa đầu tiên, sau đó đến các trưởng lão Bà La Môn và các đệ tử Phật, chuyển hóa nhục thân đức Phật, tiễn đưa Ngài vào cõi Niết Bàn
Sau lễ hỏa táng, để tránh sự xung đột tranh giành xá lợi của đức Phật, bộ tộc Malla tại Kushinagar đã đồng ý chia xá lợi Ngài làm tám phần đều nhau cho tám vị quốc vương trong tám nước xây tháp cúng dường. tám vương quốc, bộ tộc được chia các phần xá lợi đức Phật, gồm:
1- Đại vương Ajatasattu (A Xà Thế) thuộc nước Magadha (Ma Kiệt Đà);
 2 - Bộ tộc Licchavi ở Vesali (Tỳ Xá Ly);
3-Bộ tộc Sakya (Thích Ca) ở Kapilavastu (Tân Ca Tỳ La Vệ);
4 - Bộ tộc Buli ở Allakappa;
5- Bộ tộc Kollya ở Ramagama;
6 - Đạo Bà La Môn ở Vethadipa;
7 - Bộ tộc Malla ở Pava;
8 - Bộ tộc Malla ở Câu Thi Na.
Nơi đức Phật nhập niết bàn, Kushinagar đã trở thành một trong bốn thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo (Lumbini, Bodhgaya, Sarnath và Kushinagar). Tháp Trà Tỳ (Angrachaya Stupa): Tại khuôn viên diễn ra lễ Trà tỳ của đức Phật có một ngôi tháp thật lớn, hình dạng đặc biệt trông giống như một ngôi mộ cổ vĩ đại. Tháp có chiều cao khoảng hơn 8m, đường kính của tháp đến 34m.

Tháp niết bàn được xây tại thánh tích này để tôn thờ xá lợi của đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt. Gần mười thế kỉ trôi qua kể từ thời vua Asoka, đến thế kỉ thứ bảy, ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này thì bảo tháp niết bàn vẫn còn và ngài đã ghi chép trong cuốn kí sự của mình: “Về phía Tây Bắc của thành này khoảng 3 đến bốn dặm, băng qua dòng sông Ajitavati (A-tỳ-ba-phạt-để), không xa về phía tây của bờ sông này, chúng ta đến một rừng cây Ta La.Chổ này có bốn cây thật cao, đây là nơi đức Như Lai đã nhập niết bàn, tại đây có tinh xá bằng gạch rất lớn. Trong tinh xá này có một tượng đức Phật nhập niết bàn, Ngài nằm quay đầu về hướng bắc như đang ngủ. Bên cạnh tinh xá này là bảo tháp do vua Asoka xây dựng, mặc dù đã hư sụp, nhưng cũng còn cao gần 60 mét".
Ý NGHĨA CỦA VIỆC DÂNG Y:
 - Pháp thân soi chiều khắp thế giới
 - Y Bát => truyền thống tăng già thời Phật. Y bát còn => Phật còn
 - Gieo hạt giống Phật vào ruộng phước của tam bảo

Tối: Đoàn ăn tối, sau đó nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Nghỉ đêm tại Kushinagar

NGHI LỄ DÂNG Y tại đến Đại Bát Niết Bàn

Đoàn sẽ có thời kinh cầu nguyện tại Đền Đại Bát Niết Bàn, và kinh hành niệm danh hiệu Đức Bổn Sư tại nơi làm lễ Trà tỳ( lễ hỏa thiêu) nhục thân của Đức Phật tại tháp Rambhar
Viếng thăm và nghe giới thiệu về dòng sông nơi Phật tắm gội lần cuối trước lúc Niết Bàn

NHỮNG NGHI LỄ VÀ DÂNG Y TỨ ĐỘNG TÂM

Linh hồn của những chuyến đi hành hương là nghi lễ

NGÀY 4: KUSHINAGAR - NALANDA - RAJGIR - BODHGAYA

Sáng: Đoàn ăn sáng tại khách sạn, trả phòng và khởi hành đi Nalanda, quý khách tham quan:
Viện Đại học Nalanda: trường đại học Phật giáo đầu tiên và lớn nhất trên thế giới với diện tích 49 km2, được thành lập 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Đây là quê hương của ngài Xá Lợi Phất và cũng là nơi ngài nhập diệt trước Đức Phật.

- Nhà tưởng niệm Cao Tăng Huyền Trang (Hiuen Tsang) là đài tưởng niệm được xây dựng để tôn vinh nhà sư cũng là hành giả Trung Quốc Huyền Trang đi thỉnh kinh, người từng là sinh viên Đại học Nalanda và cuối cùng trở thành giảng viên tại Nalanda Mahavihara, ngài là một vị Cao tăng của Phật giáo Trung Quốc còn có danh hiệu là Tam Tạng Pháp sư.
- Đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakuta): một ngọn núi nhỏ như hình con kền kền tọa lạc ở phía Nam thành Vương Xá. Đây là nơi Đức Phật từng thuyết giảng Bát Nhã Tâm Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa và cũng là nơi Đức Phật rất thích ngồi thiền mỗi ngày. Và đây là nơi đã từng diễn ra Linh Sơn hội chư thượng Phật.
-  Tham quan hang thiền định của ngài Ananda và ngài Xá Lợi Phất, chiêm bái nơi Đức Phật giảng những bộ kinh lớn nhất của Phật Giáo như : Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, 
Quần thể khu Nalanda chiếm diện tích 14 héc-ta (488×244 mét). Các công trình xưa đều xây bằng gạch đỏ, nay đã đổ nát chỉ còn phế tích.[9] Nhưng trước thế kỷ 13 vào thời hoàng kim thì Nalanda là nơi thu hút hằng nghìn sĩ tử xa gần tận Tây Tạng, Trung Hoa, Hy Lạp, và cả Ba Tư đến tu học.[10] Vậy mà nằm 1193 Nalanda bị quân Hồi giáo người Turk của Bakhtiyar Khilji tràn vào tàn phá thiêu hủy. Kho sách khổng lồ phải mất ba tháng mới cháy hết. Trường sở mất, các tu sĩ cũng phải ra đi, di tích Nalanda từ đó bị bỏ hoang. Năm 2006, một số quốc gia, trong đó có Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản công bố dự án trùng tu di chỉ này.

Trưa: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng
❖ Sau bữa trưa quý khách khởi hành về Vương Xá Thành (Rajgir) mất khoảng 15km xe chạy.
Nơi đây đã từng là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà, dưới thời quốc vương Tần Bà Sa La.
Chiều: Đến nơi, đoàn đi tham quan:

Núi Linh Thứu

Đá hình kềnh kềnh

Hang thiền thất ngài Ananda

Thiền môn còn lưu truyền câu chuyện "Niêm Hoa Vi Tiếu", cũng phát sinh tại núi Linh Thứu. Một hôm, đức Phật thăng tòa thuyết pháp, đại chúng đang cung kính chuẩn bị lắng nghe diệu pháp, nhưng đức Phật chỉ cầm cành hoa thị chúng, im lăng không nói một lời, đại chúng vô cùng kinh ngạc không một ai hội ý, chỉ có ngài Đại Ca Diếp tâm lãnh thần hội, nét mặt tươi cười. Thế là, ngài đại Ca Diếp đã được tâm pháp của Phật, được tôn là sơ tổ Thiền tông Ấn Độ.


Tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng địa phương tại Bodhgaya. Đoàn nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi. Nghỉ đêm tại Bodhgaya - Ấn Độ.
Kinh lời dạy sau cùng Đức Phật nhắn nhủ tại sao phải đi đến Bồ Đề Đạo Tràng:
 - Đây là nơi Đức Phật Đản Sanh
 - Tâm điểm của vũ trụ, vỏ trái đất dày nhất, vững chãi nhất (theo báo cáo của cơ quan NASA 1987)
 - Ánh sáng trí tuệ Phật giáo được thắp lên
 - Có vô số Phật quá khứ thành đạo

Phật tượng trong Tháp Đại Giác

Cội bồ đề thiêng

Cội Bồ Đề: Nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền để đạt được đại giác ngộ. Trải qua hơn 2600 năm, cây Bồ Đề từng bị đốn hạ, rồi trồng lại nhiều lần, ngày nay hậu duệ của Cội Bồ Đề vẫn phát triển mạnh mẽ và vẫn không thay đổi so với vị trí ban đầu.

NGÀY 5: BODHGAYA

Sáng: Quý đoàn hành hương dùng điểm tâm. Quý Phật tử sắp xếp vào đảnh lễ Tháp Đại Giác và cội Bồ Đề trước khi rời đất Phật. -Đảnh lễ và cầu nguyện tại Kim Cang Tòa, nơi Đức Phật ngồi tu thiền định, đi nhiễu quanh cội cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo.

Kim Cang Tòa

BOOK TOUR

  •  

THÁP ĐẠI GIÁC

    Tháp Đại Giác: Là một trong Tứ Thánh Tích của Phật Giáo. Là nơi đánh dấu sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca.
    Viếng bái tháp đại giác, và có thời kinh cầu nguyện cùng với việc kết duyên lành với Phật Giáo, tạo bồ đề quyến thuộc
  • Dâng hoa cúng đến Phật Đà
  • Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau
  • Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu
  • Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn

7 tuần Đức Phật lưu lại sau thành đạo

Sau khi tắm ở hồ Sakra, Đức Phật ngồi bất động dưới cội bồ đề thiêng để trải nghiệm sự an lạc tuyệt đối của Niết-bàn, trạng thái không còn khổ đau mà trước ngài, chưa từng được ai khám phá và giảng dạy
Tuần lễ 1

Rời cội bồ đề khoảng vài chục mét, đức Phật đứng tại Tháp Animeslochana: còn gọi là “đền không chớp mắt”, để nhìn chăm chú vào cội bồ-đề với ánh mắt biết ơn cây đã che chở cho Ngài suốt thời gian thiền quán.
Tuần lễ 2
Đền Ratnagraha: Đức Phật ngồi thiền tại ngôi đền Ratnagraha (không có mái che) quán chiếu về lý duyên khởi thuận và nghịch, theo công thức: “Cái này có tạo tiền đề cho cái kia có; cái này không dẫn đến sự không hiện hữu của cái khác”. Lúc ấy, toàn thân ngài tỏa ra các vầng hào quang xanh, vàng, đỏ, trắng, cam.
Tuần lễ 4
Trụ Chankramenar: Đức Phật đi kinh hành tới lui về phía bắc của đại tháp Giác Ngộ. Đoạn đường ngắn được xem là thiêng liêng này được đánh dấu bằng 18 đóa sen nâng gót ngài, tượng trưng cho sự an lạc trong từng bước hoa sen độ đời. Ngày nay, trụ Chankramenar được dựng trước bệ chữ nhật bằng xi-măng dài 53 feet (khoảng 18,2 mét), rộng 3 feet, 6 inches và cao 0,9 mét, với bệ 18 hoa sen đá được trang trí rất đẹp mắt. Con số 18 cũng được biểu trưng cho 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, và 6 loại nhận thức.
Tuần lễ 3
 Cây Nigrodha (Ni –Câu- Đà): Đức Phật ngồi dưới cây Ni-câu-đà (Ajapala Nigrodha) thuyết giảng cho hai thương gia Bà-la-môn về hạnh nghiệp và đạo đức tạo thành một Bà-la-môn, chứ không phải huyết thống và định mệnh
Tuần lễ 5
Hồ Rắn Muchalinda: Từ cây Ajapala, đức Phật đến ngồi thiền ngoài trời bất chấp mưa gió. Lúc đó, rắn Muchalinda đã uốn mình quấn quanh đức Phật để che chở cho ngài. Nơi này được gọi là Rắn Muchailinda. Ngôi làng Mocharin về hướng nam của tháp Đại Giác khoảng 1,6km (1 dặm) sở dĩ có tên gọi đó là do bắt nguồn từ tên gọi của rắn Muchilinda
Tuần lễ 6
Cây Rajayatana: Đức Phật ngồi trong chính niệm dưới cây Rajyatana và giáo hóa hai vị thương gia Bà-la-môn là Tapussa (Đế-lê-phú-bà) và Balluka (Bạt-lê-ca), đến từ Utkala, nay là bang Orissa. Tại đây, đức Phật thành lập Nhị Bảo, đức Phật và Giáo pháp.
-Là nơi 2 vị quy y nhị bảo đầu tiên (2 thương nhân Miến Điện)
- chia xá lợi tóc khi Phật còn trụ thế
Tại đây, sau khi quán sát nhân duyên, đức Phật quyết định rời Bồ-đề Đạo tràng, đến vườn Nai ở Sarnath (Isipatana), cách đó khoảng 250km để hóa độ năm người bạn đồng tu
Tuần lễ 7
Trưa: Quý đoàn dùm cơm tại nhà hàng, làm thủ tục trả phòng rồi ra sân bay quốc tế Gaya để bay về Việt Nam với chuyến bay dự kiến của hãng hàng không Indigo Airlines đi Hồ Chí Minh (quá cảnh tại Kolkata).
02:35 Về đến sân bay Tân Sơn Nhất, Quý đoàn hành hương làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam.
Trưởng Đoàn chia tay Quý Phật tử và hẹn gặp lại. Kết thúc chương trình “Tứ động tâm”
Trưa: Quý đoàn Phật tử cúng thọ trai sau đó viếng thăm:
Làng Sujata: cách Bồ Đề Đạo Tràng 2km, đảnh lễ đền thờ Sujata để tỏ lòng tri ân đối với người đã cúng dường bát cháo sữa cho Thái Tử Tất Đạt Đa khi ngài bị kiệt sức bên dòng sông Ni Liên Thiền.
Sông Ni Liên Thiền: nơi Thái Tử thả bình bát và phát nguyện thành đạo.
Khổ Hạnh Lâm: nơi đức Phật đã trải qua sáu năm dài tu khổ hạnh ép xác, với niềm hy vọng sẽ đạt được giác ngộ.

Khổ Hạnh Lâm

Làng Sujata

❖ 17:00 Quý khởi hành về lại Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng). Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng địa phương.
Tối: Đoàn trở về khách sạn, nghỉ ngơi. Nghỉ đêm tại Bodhgaya.

Quý Phật tử có thể dùng bữa tối và đảnh lễ Tháp Đại Giác chiêm ngưỡng tháp Đại Giác Ngộ và Cội Bồ Đề về đêm với ánh đèn lung linh,

Quý Phật tử có thể ngồi thiền và đọc kinh tại đây. 
❖ 05:00 – 07:00 Đoàn Tụng kinh, thiền định, kinh hành tại Tháp Đại Giác.
❖ 07:30 – 08:30 Về khách sạn dùng bữa sáng
❖ 08:30 – 10:00 Quý phật tử tự do tham quan, mua sắm ở Bodhgaya.
❖ 10:30 Trả phòng khách sạn, xe đưa đoàn đi dùng bữa trưa.
❖ 12:00 Đoàn di chuyển ra sân bay làm thủ tục xuất cảnh.
❖ 16:00 Máy bay cất cánh bay về lại TP.Hồ Chí Minh

NGÀY 6: BODHGAYA – TP. HCM

LIÊN HỆ

Lễ dâng hoa

Ấn Độ - Cội nguồn của Đạo Phật

TRẢI NGHIỆM HÀNH TRÌNH

TỨ ĐỘNG TÂM VÀ NHỮNG ĐIỂM THU HÚT

Gọi hotline để được tư vấn chi tiết hơn về hành trình về miền đất Phật

HOTLINE

ẨM THỰC ẤN ĐỘ-NEPAL

Cháo đề hồ

Điểm tâm sáng

Sữa tươi

Tứ vật dụng

Đậu mầm

Điểm tâm sáng

CHUẨN BỊ CHO MỘT CHUYẾN ĐI HOÀN HOẢN

Luôn mang theo giấy tờ tùy thân của quý khách trong suốt chuyến đi
Mang theo lễ phục khi đến những thánh tích quan trọng
Mang theo kem chống nắng và kem chống muỗi để dùng khi ngồi thiền
Nếu quý khách sử dụng thuốc hàng ngày, vui lòng mang theo đủ thuốc và đơn thuốc y tế có liên quan
Dự trữ sẵn một lượng tiền mặt trong người, do việc thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc qua điện thoại không có sẵn ở một số địa phương ( các vùng núi).
Đừng quên chuẩn bị sức khỏe thật tốt, tâm hoan hỷ và lòng thành kính khi đi chiêm bái các thánh tích thiêng
....

ĐỐI TÁC TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

TOUR NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ

TOP BRAND 2016

 *TOUR HÀNH HƯƠNG PHẬT GIÁO *

Lời dạy sau cùng của Đức Phật - Lợi lạc khi chiêm bái Tứ Động Tâm

Trong Kinh Đại bát Niết Bàn, Đức Phật nói với Ngài Ananda trước khi trút hơi thở cuối cùng :
 - Này Ananda, có 4 di tích liên quan đến cuộc đời của Như Lai.
 - Đó là nơi Như Lai Đản Sanh,
 - Nơi Như Lai chứng thành đạo quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác,
 - Nơi Như Lai chuyển Pháp Luân,
 - và nơi đó Như Lai nhập Niết Bàn,
 - Nếu có bất cứ vị thiện nam tín nữ nào, vị tỳ kheo tỳ khoe ni nào, đi chiêm bái bốn thánh tích này với tâm hoan hỷ và lòng thành kính, thì sau khi thân hoại mạng chung con người đó sẽ sanh thiện thú, tức cảnh giới chư thiên.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TOUR DU LỊCH ẤN ĐỘ- NEPAL

- Thiết kế tour theo yêu cầu cho đoàn riêng
- Tour ghép đoàn